Quy định:Quy định về thương hiệu/Mục đích

From Wikimedia Foundation Governance Wiki
This page is a translated version of the page Policy:Trademark policy/Purpose and the translation is 96% complete.
Outdated translations are marked like this.

Mục đích của quy định về thương hiệu của chúng tôi

Nội dung này không phải là một phần của quy định về thương hiệu. Nó thậm chí không phải là một văn bản pháp lý.
Nó chỉ đơn giản giải thích bối cảnh của quy định mới về thương hiệu của chúng tôi.

Các nhãn hiệu Wikimedia đại diện cho sự tốt đẹp mà nhiều tình nguyện viên, những người tạo nên cộng đồng Wikimedia, xây dựng nên. Đó là lý do tại sao những người sử dụng internet có thể tin tưởng rằng những trang có chứa các nhãn hiệu Wikimedia sẽ chứa những nội dung mang tính giáo dục tự do và trung lập do những thành viên Wikimedia tích cực bằng sự cộng tác tốt đẹp. Việc đảm bảo rằng các nhãn hiệu Wikimedia chỉ được sử dụng theo cách phù hợp với sứ mệnh của chúng tôi sẽ giúp bảo vệ thành quả vất vả của cộng đồng và danh tiếng của các trang Wikimedia.

1. Quy định về thương hiệu cân bằng hai lợi ích của cộng đồng.

Bản chất phi tập trung của các trang Wikimedia cho phép những cộng tác viên nhiệt thành trên khắp địa cầu cùng phục vụ sứ mệnh quảng bá kiến thức tự do. Lợi ích thứ nhất, do đó, là để đảm bảo rằng các cộng tác viên có thể dễ dàng sử dụng các nhãn hiệu Wikimedia trong công việc của họ. Lợi ích thứ hai là để bảo vệ danh tiếng của các nhãn hiệu Wikimedia. Các nhãn hiệu này là chỉ dấu của nội dung mang tính giáo dục có được nhờ quy trình cộng tác cởi mở. Danh tiếng của các nhãn hiệu là vô cùng quan trọng nếu thấy rằng nội dung mà chúng đại diện được lan truyền bằng kỹ thuật số qua internet và vô cùng dễ bị chuyển tải sai tới một người dùng thiếu cẩn trọng.

Để phục vụ cho những lợi ích của cộng đồng Wikimedia, chúng tôi cần áp dụng luật thương hiệu một cách sáng tạo. Các nguyên tắc của luật thương hiệu không được viết ra với mô hình tổ chức độc đáo của chúng ta trong tâm tưởng. Nhưng mục tiêu của chúng tôi là làm cho việc bảo vệ thương hiệu có thể diễn ra trôi chảy trong cộng đồng chúng ta. Quy định về thương hiệu do đó tôn trọng các yêu cầu của luật thương hiệu nhưng vẫn giúp cộng đồng Wikimedia dễ dàng sử dụng các nhãn hiệu.

2. Tại sao lại sử dụng thương hiệu?

Thương hiệu cho phép người dùng xây dựng lòng tin rằng một nhãn hiệu mà người đó nhận thấy sẽ thực sự dẫn người đó tới tác phẩm mà người đó đang tìm kiếm. Sự bảo vệ thương hiệu không phải là một quyền sở hữu trí tuệ mà có thể được tạo ra hoặc bán đi một cách riêng rẽ khỏi tác phẩm mà nó đại diện. Nó không hề hạn chế như luật bảo vệ bản quyền hay bằng sáng chế. Những tư tưởng đó đòi hỏi chúng tôi phải sử dụng cách tiếp cận kiểu mã nguồn mở—giống như Creative Commons hay GNU GPL—để làm cho pháp luật phục vụ sứ mệnh của chúng tôi tốt hơn. Không có một giấy phép thương hiệu mở nào tương đương mà chúng tôi có thể sử dụng. Tuy vậy, sự linh hoạt đặc biệt của luật thương hiệu cho phép chúng tôi sáng tạo áp dụng nó cho mục đích của chúng tôi. Nó cho phép tái sử dụng một cách thoải mái nội dung Wikimedia, nhưng vẫn bảo tồn được sự nguyên vẹn của các trang Wikimedia. Vì những thương hiệu riêng biệt của chúng tôi, độc giả sẽ ngay lập tức biết được tài liệu có tính giáo dục nào đã được tạo ra theo cách wiki bởi cộng đồng của chúng ta.

2.1 Các quyền thương hiệu giúp tránh lạm dụng ra sao.
Các quyền thương hiệu giúp bảo vệ các nhãn hiệu đại diện cho phong trào Wikimedia khỏi bị lạm dụng. Người ta có thể sử dụng các nhãn hiệu một cách gây hiểu nhầm vì các trang Wikimedia đã quá phổ biến. Một số người cố gắng làm cho trang web hoặc dịch vụ riêng của họ trở nên thu hút hơn bằng cách dùng nhãn hiệu của chúng tôi. Những người khác thì nhái nhãn hiệu hoặc hình dạng chung của các trang Wikimedia để thu hút sự chú ý. Nhưng sự chú ý đó chỉ là lừa dối vì nhãn hiệu đã được dùng để chuyển tải những tác phẩm không phải là nội dung Wikimedia thật. Nếu chúng tôi cho phép điều này xảy ra, người dùng sẽ bị nhầm lẫn và tưởng rằng nội dung kém chất lượng này là do cộng đồng Wikimedia tạo ra và quan điểm của họ về các trang Wikimedia sẽ bị suy giảm.
Ví dụ, không ai thích nhìn thấy các bài viết Wikipedia giả được tạo ra chỉ để quảng cáo cho các công ty theo cách hoàn toàn trái ngược với sứ mệnh của chúng ta. Tương tự, những kẻ ăn bám internet thường cố gắng đang ký các tên miền sử dụng các biến thể hoặc tên sai chính tả của nhãn hiệu Wikimedia. Họ làm vậy để đổi hướng người dùng đang tìm các trang Wikimedia đến các trang quảng cáo và nội dung không liên quan. Họ hoàn toàn có thể, ví dụ như, dẫn dắt người dùng đến các trang phát tán phần mềm độc hại bằng cách dụ dỗ người dùng nhấn vào một pop-up hoặc nói rằng, "Chúc mừng! Bạn là người đến thăm thứ một triệu!" Họ cũng có thể khiến người dùng dễ bị lừa đảo bằng cách yêu cầu nhập mật khẩu tại trang trông như trang Wikimedia. Đây là những ví dụ về hành vi lạm dụng mà chúng tôi đang đấu tranh chống lại bằng cách sử dụng các quyền thương hiệu. Chúng tôi cần giữ quyền chống lại các vụ việc lạm dụng như vậy để bảo vệ cho công trình vất vả của cộng đồng Wikimedia.

2.2 Tầm quan trọng của tự do ngôn luận trong tư tưởng thương hiệu đảm bảo rằng các thương hiệu Wikimedia không can thiệp kiến thức tự do.
Sứ mệnh chia sẻ kiến thức của chúng tôi phụ thuộc vào và khích lệ sự tự do ngôn luận. Quyền bảo vệ thương hiệu có thể tồn tại trong không gian đó, vì tư tưởng này có rất nhiều tiềm năng dành cho các hoạt động liên quan đến ngôn luận. Ví dụ, tư tưởng sử dụng hợp lý độc đáo theo luật thương hiệu cho phép sử dụng nhãn tên một cách phi thương hiệu (tức là, khi từ đó có một ý nghĩa với thương hiệu). Luật thương hiệu cũng có một tư tưởng "sử dụng chủ thể". Tư tưởng này cho phép sử dụng tự do một nhãn hiệu để nhắc đến thứ mà cái tên đó đại diện. Cuối cùng, luật thương hiệu cũng đề cao việc sử dụng nhãn hiệu trong nghệ thuật và diễn văn chính trị. Tính bao quát của việc sử dụng tự do thương hiệu thế này giúp nó phân biệt bản chất của luật này với các quyền sở hữu trí tuệ như bản quyền và bằng sáng chế.
Với việc áp dụng quyền bảo vệ thương hiệu đối với các nhãn hiệu Wikimedia, chúng tôi không làm cản trở cách sử dụng như vậy của bất kỳ ai. Sự cấp phép sử dụng thương hiệu khá thoải mái của chúng tôi sẽ còn đảm bảo hơn nữa việc thành viên cộng đồng có thể sử dụng dễ dàng các nhãn hiệu Wikimedia nhằm quảng bá cho sứ mệnh, thậm chí cho những mục đích không phải sử dụng hợp lý.

3. Làm cách nào để chúng tôi duy trì quyền thương hiệu của mình.

Để bảo vệ cho thương hiệu Wikimedia dành cho phong trào, chúng tôi cần giám sát những hành vi lạm dụng và trao quyền sử dụng nhãn hiệu một cách cẩn thận. Những hành vi lạm dung có thể làm yếu đi mối quan hệ giữa nhãn hiệu và thiện ý mà nó đại diện, có khả năng dẫn tới mất đi quyền thương hiệu. Nó có thể khiến cho chúng tôi mất đi khả năng bảo vệ chống lại những sự lạm dụng hoặc sử dụng sai. Đó là lý do tại sao việc giám sát những lần sử dụng nhãn hiệu Wikimedia và tiến hành chống lại sự lạm dụng là rất quan trọng.

Tương tự như vậy, luật thương hiệu đòi hỏi người giữ thương hiệu phải giám sát chất lượng của tác phẩm được cho phép mang thương hiệu đã được cấp phép. Nếu không thể kiểm soát được chất lượng thông qua giấy phép và giám sát, hậu quả có thể dẫn đến "cấp phép trần trụi," khiến cho người nắm giữ thương hiệu mất đi quyền lợi của họ. Do đó việc đòi hỏi một mức độ chất lượng để phản ánh chất lượng của các trang và danh tiếng của Wikimedia là rất quan trọng.

4. Tạo thuận lợi cho việc sử dụng thương hiệu nhằm quảng bá cho sứ mệnh Wikimedia.

Trong khi chúng tôi có một số nghĩa vụ pháp lý nhất định, chúng tôi không muốn các đòi hỏi thương hiệu trở thành vật cản cho công việc của cộng đồng Wikimedia. Quy định về thương hiệu muốn tạo thuận lợi cho việc cấp phép nhãn hiệu Wikimedia một cách dễ dàng. Nhiều hình thức sử dụng cũng được cho phép cụ thể tại quy định về thương hiệu và không cần phải có giấy phép riêng. Những hình thức sử dụng khác thuộc về nhiều dạng sử dụng hợp lý, mà chúng tôi cũng chỉ ra rõ trong quy định này.

Chúng tôi cũng suy nghĩ một cách sáng tạo về cách làm sao cho thành viên cộng đồng dễ sử dụng nhãn hiệu nhằm phục vụ cho sứ mệnh Wikimedia.

Với mục tiêu đó, chúng tôi đã giới thiệu một giải pháp khá thoải mái trong quy định thương hiệu cho một số hình thức sử dụng nhãn hiệu Wikimedia nhất định gọi là "Giấy phép Rút gọn." Gọi là Giấy phép Rút gọn vì thay vì phải nộp xin giấy phép và chờ được chuẩn bị, thành viên cộng đồng chỉ cần điền mẫu đơn và gửi thư điện tử đến trademarks@wikimedia.org. Tuy Giấy phép Rút gọn khiến việc sử dụng thương hiệu phổ biến của cộng đồng được dễ dàng hơn, nó có một số biện pháp để giữ được sự bảo vệ thương hiệu của nhãn hiệu Wikimedia. Giấy phép vẫn có yêu cầu kiểm soát chất lượng và giữ lại quyền chấm dứt giấy phép nếu nhãn hiệu bị dùng theo cách không nhất quán với sứ mệnh Wikimedia.

5. Có gì mới nữa không?

Ngoài việc giới thiệu một số giải pháp khá thoải mái để hỗ trợ thành viên cộng đồng trong công việc của họ, quy định thương hiệu mới cũng có một số thay đổi đáng kể. Chúng tôi tập trung vào việc làm rõ quy định và thực hành thương hiệu nhiều nhất có thể để việc sử dụng nhãn hiệu được dễ dàng hơn. Các thành viên cộng đồng để để lại nhiều phản hồi về các khoản sửa đổi thương hiệu mà trước đây còn nhập nhằng. Chúng tôi đã cố gắng làm rõ những điều khoản đó cùng với các điều khoản khác trong quy định thương hiệu mới và Các câu hỏi thường gặp. Chúng tôi muốn quy định của mình có thể dễ xem và dễ hiểu hơn. Chúng tôi do đó đã giới thiệu một bản tóm tắt thân thiện ở đầu quy định về thương hiệu và liên kết tới các điều khoản quy định tương ứng. Chúng tôi cũng mở rộng đáng kể Các câu hỏi thường gặp và liên kết chúng tới các điều khoản quy định tương ứng. Ngôn ngữ của quy định và Các câu hỏi thường gặp cũng được kiểm tra theo một số quy định về tính dễ đọc để đảm bảo rằng chúng tôi viết chúng theo cách dễ hiểu nhất. Cuối cùng, chúng tôi đã giới thiệu các mẫu đơn để xin giấy phép thương hiệu và báo cáo việc lạm dụng mà chúng tôi hy vọng sẽ khiến cho hai quy trình đó trở nên thuận lợi hơn.

Quay về quy định về thương hiệu.