Quy định về Thương hiệu của Wikimedia Foundation
Quy định này đã được Hội đồng quản trị của Quỹ Wikimedia chuẩn thuận. Nó không thể bị phá vỡ, xói mòn hoặc bỏ qua bởi các viên chức hoặc nhân viên của Quỹ Wikimedia cũng như các quy định địa phương của bất kỳ dự án Wikimedia nào. |
Tôi có thể dùng nhãn hiệu Wikimedia được không?
- Tóm tắt này không phải là văn bản pháp lý.
CÓ, xin mời!
Bạn có quyền sử dụng các nhãn hiệu để:
· Mô tả một trang Wikimedia một cách chân thực;
· Tường thuật tin tức một cách chính xác;
· Tạo các tác phẩm nghệ thuật, văn chương, và chính trị; hoặc
· Liên kết đến các trang Wikimedia.
Quy định này cũng cho phép bạn sử dụng các nhãn hiệu:
2. Bên ngoài các trang Wikimedia khi bạn:
· Tổ chức một sự kiện nhắm tới cộng đồng Wikimedia;
· Mở rộng và tuyển dụng biên tập viên mới; hoặc
· Đặt nhãn hiệu lên áo thun, bánh, và những thứ khác mà không được bán chúng.
Xin luôn luôn tuân thủ Hướng dẫn Nhận dạng Thị giác.
· dành cho các sự kiện và hội thảo,
· ấn bản, điện ảnh, và phim truyền hình,
· dành cho những thứ mà bạn muốn bán, và
· các mục đích sử dụng khác.
CÓ, nhưng đầu tiên...
vui lòng ký một Quy trình Cấp phép Rút gọn
dành cho các cuộc thi nhiếp ảnh Wikimedia, và GLAM.
Rất tiếc, KHÔNG.
Không để liên kết đến các trang không phải Wikimedia, hoặc
tạo ra các trang nhái, hoặc
các cách dùng gây hiểu nhầm cho người khác.
Quy định về thương hiệu
Nhãn hiệu Wikimedia đại diện cho nội dung mang tính giáo dục được phát triển với quy trình mở và cộng tác. Việc bảo vệ thương hiệu nhằm tăng cường mới liên hệ giữa nhãn hiệu Wikimedia và các dự án mà Wikimedia đại diện. Việc bảo vệ nhằm đảm bảo các nhãn hiệu chỉ được dùng cho những hoạt động để quảng bá cho sứ mệnh của chúng tôi.
Khi độc giả nhìn thấy nhãn hiệu quả địa cầu ghép hình ở góc trên bên trái của trang web trông như Wikipedia, họ cần phải tự tin rằng họ đang nhìn thấy nội dung trung lập, đáng chú ý, và có chất lượng cao, là kết quả của quy trình sửa đổi nghiêm ngặt và công khai tại Wikipedia. Tương tự như vậy, mọi người cần phải tin chắc về sự liên hệ của Wikimedia khi nhìn thấy nhãn hiệu của Foundation hoặc một trong những biểu trưng của Wikimedia trên các trang web hoặc sản phẩm.
Các cộng đồng tình nguyện viên đa dạng và nhiệt huyết đã hỗ trợ cho nhãn hiệu Wikimedia một cách có thiện chí. Cộng đồng Wikimedia đã tạo ra nguồn nội dung mang tính giáo dục tự do hàng đầu trên mạng. Để bảo tồn sự thiện chí mà họ đã tạo ra, chúng tôi đã soạn ra quy định này theo định hướng của cộng đồng. Quy định được tạo ra đảm bảo rằng tất cả việc sử dụng nhãn hiệu sẽ nhất quán với sứ mệnh của chúng ta và quảng bá cho phong trào Wikimedia.
Sứ mệnh của chúng ta nhằm chia sẻ kiến thức phụ thuộc và cũng khích lệ quyền tự do ngôn luận. Để việc chia sẻ kiến thức được thực hiện một cách thực sự dễ dàng, quy định về thương hiệu này bao quát toàn bộ sự bảo vệ cho quyền tự do ngôn ngữ có trong luật thương hiệu một cách rộng rãi nhất có thể. Quy định thương hiệu cũng cố gắng thu nhỏ những rào cản về cấp phép thương hiệu. Chúng tôi đặc biệt thoải mái trong việc cấp phép cho cộng đồng Wikimedia sử dụng miễn là nó đi liền với sứ mệnh của chúng ta.
Để giúp cho các thành viên cộng đồng dễ sử dụng nhãn hiệu hơn, quy định này giới thiệu một số sáng kiến trong giải pháp thương hiệu. Nó cho phép thành viên cộng đồng sử dụng nhãn hiệu Wikimedia mà không cần giấy phép thương hiệu dành cho các sự kiện nhắm tới cộng đồng Wikimedia hay mở rộng tiếp cận. Quy định còn giới thiệu một "Quy trình Cấp phép Rút gọn" cho những mục đích phổ biến khác mà thành viên cộng đồng có thể nhanh chóng điền vào và gửi thư điện tử cho chúng tôi. Nó thật sự rất wikiwiki!
Xem thêm về mục đích của quy định thương hiệu của chúng tôi tại đây.
1 Quy định này điều chỉnh cái gì?
1.1 "Các Nhãn hiệu Wikimedia"
Quy định này áp dụng cho tất cả các thương hiệu của Wikimedia Foundation, đã đăng ký lẫn chưa đăng ký, bao gồm các nhãn hiệu bằng chữ không kiểu cách và diện mạo thương mại của mỗi trang Wikimedia.
1.2 "Việc sử dụng" nhãn hiệu Wikimedia
Quy định này áp dụng vào bất cứ khi nào bạn muốn sử dụng các nhãn hiệu Wikimedia. Khoản mục 2 của quy định này áp dụng cho toàn bộ việc sử dụng các nhãn hiệu. Các khoản mục khác chỉ áp dụng vào các trường hợp sử dụng không cần cấp phép riêng, các trường hợp sử dụng cần phải được cấp phép thương hiệu, hoặc trường hợp sử dụng theo thỏa thuận do các chi hội nắm quyền, các tổ chức dạng chủ đề, và những nhóm người dùng được Wikimedia Foundation công nhận. Nếu có điều khoản nào trong giấy phép thương hiệu của bạn không nhất quán với quy định này, bạn cần làm theo các điều khoản của giấy phép.
1.3 "Chúng tôi" hay "Wikimedia Foundation"
Quy định này điều chỉnh việc sử dụng các nhãn hiệu do Wikimedia Foundation nắm giữ. Đôi khi, quy định này chỉ nhắc tới Wikimedia Foundation một cách đơn giản là "chúng tôi" hay "chúng ta".
1.4 "Bạn"
Quy định này áp dụng cho "bạn" nếu bạn muốn sử dụng nhãn hiệu Wikimedia và giải thích được cách bạn sẽ sử dụng chúng. Bạn có thể là một thành viên cộng đồng Wikimedia, chi hội, tổ chức theo chủ đề, hoặc nhóm người dùng. Bạn cũng có thể là một cá nhân hoặc tổ chức không có mối quan hệ nào.
1.4.1 Thành viên cộng đồng
Cộng đồng Wikimedia bao gồm tất cả mọi người có đóng góp vào một trang Wikimedia nhằm lan tỏa sứ mệnh của chúng tôi. Nó cũng bao gồm những thành viên và nhân viên của các chi hội, tổ chức theo chủ đề, nhóm người dùng, và Wikimedia Foundation.
Các thành viên của cộng đồng Wikimedia cùng chia sẻ một mục tiêu chung nhằm tạo ra và phân phối nội dung mang tính giáo dục có tính chất tự do. Nó là hạt nhân của phong trào Wikimedia. Vì vậy, các thành viên cộng đồng có thể sử dụng biểu trưng Cộng đồng Wikimedia một cách tự do. Họ cũng được dùng tự do mọi nhãn hiệu Wikimedia tại các trang Wikimedia và cho những sự kiện nhắm tới cộng đồng Wikimedia, cũng như hoạt động vươn ra cộng đồng mà không cần phải có giấy phép thương hiệu. Những thành viên cộng đồng cũng có thể dễ dàng điền Quy trình Cấp phép Rút gọn nếu dùng cho các mục đích cộng đồng khác, như các sự kiện nhiếp ảnh Wikimedia. Chúng tôi thường ưu tiện cho các yêu cầu của cộng đồng muốn dùng theo cấp phép thương hiệu thông thường.
1.4.2 Chi hội, nhóm người dùng, và tổ chức theo chủ đề
Các chi hội, nhóm người dùng, và tổ chức theo chủ đề được Wikimedia Foundation công nhận được gọi chung là "các tổ chức phong trào". Chúng độc lập với Wikimedia Foundation và hỗ trợ và quảng bá cho các trang Wikimedia. Những nhóm này đã có thỏa thuận với Wikimedia Foundation, cho phép họ sử dụng một số nhãn hiệu Wikimedia nhất định. Việc sử dụng nhãn hiệu cần có mục đích thực hiện sứ mệnh của Wikimedia. Để sử dụng các nhãn hiệu vượt ra khỏi phạm vi của thỏa thuận, tổ chức cần yêu cầu cấp phép thương hiệu hoặc đơn giản là làm theo quy định này khi việc sử dụng không cần phải có giấy phép. Dĩ nhiên, tổ chức luôn có thể tự lựa chọn tên gọi, biểu trưng, và tên miền của riêng mình. Họ không cần phải dùng nhãn hiệu của chúng tôi.
1.4.3 Các tổ chức và cá nhân khác
Các trang Wikimedia rất nổi tiếng đến mức các tác giả và nhà biên kịch thường muốn thể hiện chúng trong sách vở và phim ảnh. Cũng như vậy, các công ty khác có thể muốn dùng lại nội dung từ các trang Wikimedia trong ứng dụng web hoặc di động của họ. Để làm được vậy, các cá nhân và công ty có thể sẽ muốn hiển thị các nhãn hiệu của chúng tôi trong bộ phim, cuốn sách, ứng dụng, hoặc các phương tiện khác.
Miễn là người sử dụng không bị nhầm lẫn về nguồn gốc của các tác phẩm đó, kiểu sử dụng như vậy có thể quảng bá các trang và sứ mệnh của Wikimedia bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận đến kiến thức tự do và có thể thu hút được những thành viên cộng đồng Wikimedia mới. Tuy vậy, việc tránh để cho nhãn hiệu Wikimedia bị người dùng Wikimedia hiểu nhầm là nhằm quảng bá cho sản phẩm của người khác là cực kỳ quan trọng. Do đó chúng tôi phải cẩn trọng trong việc cấp phép sử dụng nhãn hiệu cho các mục đích như vậy. Ví dụ như, khi cấp phép các nhãn hiệu cho một tổ chức đã có biểu trưng riêng, chúng tôi cần chắc chắn họ không hiển thị nhãn hiệu Wikimedia rõ ràng hơn biểu trưng hoặc tên của chính họ. Sẽ rất có ích nếu luôn có sự phân biệt giữa tên và biểu trưng của tổ chức với các nhãn hiệu Wikimedia. Người dùng nên thấy rõ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức là do tổ chức đó cung cấp chứ không phải từ Wikimedia Foundation. Những việc làm như vậy sẽ không bao giờ được cho phép mà không được cấp phép thương hiệu.
1.5 "Sứ mệnh"
Các nhãn hiệu Wikimedia chỉ được dùng cho các hoạt động nhằm quảng bá cho sứ mệnh của chúng tôi, nhằm "giúp đỡ và thu hút mọi người trên toàn thế giới cùng thu thập và phát triển nội dung giáo dục có giấy phép tự do hoặc trong phạm vi công cộng, đồng thời phổ biến nội dung đó một cách hiệu quả và rộng khắp."
2 Cách sử dụng nhãn hiệu Wikimedia
Vui lòng làm theo Hướng dẫn Nhận dạng Thị giác bất cứ khi nào bạn sử dụng các nhãn hiệu, dù có hay không có giấy phép thương hiệu. Bất cứ khi nào bạn sử dụng nhãn hiệu Wikimedia, xin ghi nhớ những điều sau:
2.1 Hình dạng thích hợp
Bạn có thể sử dụng nhãn tên để làm tên riêng (ví dụ, "Wikidata rất tốt") hoặc tính từ (ví dụ, "Các trang Wikimedia thật tuyệt"). Nó bao gồm cả các bản dịch và chuyển tự chính thức của các nhãn hiệu Wikimedia.
Tại các Trang Wikimedia, bạn có thể dụng các nhãn hiệu theo bất cứ hình dạng nào. Bạn có thể tạo ra bản phối từ các nhãn tên và biểu trưng, viết tắt, và thêm chi tiết vào chúng.
Bên ngoài các Trang Wikimedia, bạn chỉ được sử dụng nhãn tên Wikimedia ở dạng đầy đủ và viết in đúng đắn (ví dụ, "Wikibooks"). Biểu trưng không được thay đổi mà chưa được sự cho phép riêng rẽ từ Wikimedia Foundation. Chúng tôi cần đảm bảo rằng các biểu trưng có thể phân biệt được với các nhãn hiệu khác.
2.2 Thông báo hoặc biểu tượng thương hiệu
Khi thích hợp, vui lòng ghi thông báo này khi bạn sử dụng nhãn hiệu bên ngoài các Trang Wikimedia:
"[Nhãn chữ / tên của biểu trưng Wikimedia được liệt kê ở đây] là thương hiệu của Wikimedia Foundation và được sử dụng với sự cho phép của Wikimedia Foundation. Chúng tôi không được sự ủng hộ hoặc có mối liên quan đến Wikimedia Foundation."
Thông báo cần được đăng gần nơi sử dụng một nhãn hiệu Wikimedia lần đầu tiên. Một thông báo là đủ nếu bạn hiển thị nhiều nhãn hiệu, miễn là thông báo nhắc đến tất cả chúng. Bạn không cần phải đăng thông báo này nếu bạn sử dụng biểu trưng Cộng đồng theo Khoản mục 3.4.
Nếu nhãn hiệu xuất hiện chủ yếu trên màn hình di động hoặc phương tiện khác với không gian hiển thị giới hạn, bạn có thể dùng một biểu tượng thương hiệu (™) kèm với nhãn hiệu để cho thấy nó là một thương hiệu của Wikimedia. Để biết quy định về kích thước và vị trí của biểu tượng thương hiệu, xin xem Hướng dẫn Nhận dạng Thị giác. Khi bạn sử dụng một biểu tượng do bị thiếu không gian nhưng sản phẩm của bạn có nhiều trang, vui lòng thêm một thông báo bằng văn bản tại một trang dễ thấy (ví dụ, phần lớn các ứng dụng có mục "giới thiệu" và có thể hiển thị một số điều khoản trong lúc cài đặt).
Bất kể bạn có sử dụng một thôngb áo hoặc biểu tượng thương hiệu để xác định việc sử dụng nhãn hiệu Wikimedia, xin đảm bảo rằng việc sử dụng không ngụ ý được sự ủng hộ hoặc liên kết với Wikimedia Foundation.
3 Khi bạn có thể sử dụng nhãn hiệu Wikimedia mà không cần xin phép
3.1 Sử dụng thương hiệu trên các Trang Wikimedia
Bạn có thể sử dụng và phối trộn các nhãn hiệu Wikimedia tại các Trang Wikimedia tùy thích.
3.2 Các sự kiện dành cho cộng đồng
Bạn có thể sử dụng thương hiệu cho các sự kiện dùng để quảng bá sứ mệnh và dành cho những người tham dự chính là các thành viên cộng đồng Wikimedia. Đây là những sự kiện như thi đấu lập trình, gặp gỡ các biên tập viên, du lịch nhiếp ảnh, và WikiCons.
Ví dụ, bạn có thể đặt biểu trưng hình ghép quả địa cầu Wikipedia trên các biểu ngữ và poster tại cuộc thi biên tập do bạn tổ chức.
Các sáng kiến GLAM và cuộc thi nhiếp ảnh cần phải có Giấy phép Rút gọn theo Khoản mục 4.1.
Điều khoản này không cho phép bạn sử dụng nhãn hiệu để gây quỹ.
3.3 Mở rộng và tuyển biên tập viên mới
Bạn có thể sử dụng nhãn hiệu phù hợp với sứ mệnh của chúng tôi để giáo dục mọi người về các Trang Wikimedia và tuyển các cộng tác viên mới, miễn là bạn làm rõ rằng bạn không làm việc cho Wikimedia Foundation. Bạn có thể tạo ra tài liệu có tính giáo dục hoặc biểu ngữ để trang trí một quầy hàng công cộng hoặc để quảng cáo cho một cuộc thi biên tập.
Điều khoản này không cho phép bạn sử dụng nhãn hiệu để gây quỹ.
3.4 Các dụng biểu trưng cộng đồng
Biểu trưng Cộng đồng Wikimedia có thể được dùng một cách tự do. Nhưng bạn không được nộp hồ sơ xin bảo hộ thương hiệu mà có biểu trưng trong đó. Cộng đồng Wikimedia muốn đảm bảo biểu trưng luôn luôn được sử dụng một cách tự do.
3.5 Thảo luận về vấn đề khác không phải về Trang Wikimedia (sử dụng hợp lý)
Nhãn chữ đôi khi có một ý nghĩa chính, ngoài việc đại diện cho một nhãn hiệu (như các chữ "apple" hay "facebook"). Nhãn chữ của chúng tôi không phải là một từ thật trước khi các dự án của chúng tôi được tạo ra. Nhưng chúng tôi sẽ diễn dịch sử dụng hợp lý một cách rộng rãi để bao gồm việc sử dụng nhãn chữ của chúng tôi khi bạn có ý rõ ràng nói về một điều gì đó không phải là các Trang Wikimedia.
3.6 Nhắc đến các Trang Wikimedia (sử dụng chủ thể)
Bạn có thể sử dụng nhãn chữ không cách điệu (ví dụ, "Wikipedia") để mô tả:
- Một trang Wikimedia hoặc một khía cạnh khác của phong trào Wikimedia trong văn bản (ví dụ, "Tôi thích đọc về quả cầu than trên Wikipedia").
- Một tác phẩm phái sinh từ nội dung Wikimedia theo cách không gây nhầm lẫn (ví dụ, "nội dung bách khoa tại trang này được phái sinh từ Wikipedia").
Bạn có thể dụng tất cả các nhãn hiệu Wikimedia tại chính trang web của bạn dưới dạng siêu liên kết đến các trang Wikimedia. Việc sử dụng biểu trưng trong các siêu liên kết cần làm theo Hướng dẫn Nhận dạng Thị giác (ví dụ, nhãn hiệu có thể thay đổi kích cỡ, nhưng không được có thay đổi nào khác).
Dưới đây là một số trường hợp sử dụng chủ thể cụ thể:
3.6.1 Bản tin
Bạn có thể sử dụng nhãn hiệu Wikimedia để thực hiện tuyên bố đúng sự thật về các trang Wikimedia trong các bản tin và bình luận tin tức.
3.6.2 Blog cá nhân và mạng xã hội
Bạn có thể sử dụng các nhãn hiệu Wikimedia để thực hiện hoặc mô tả tuyên bố đúng sự thật về các trang Wikimedia trong blog cá nhân hoặc mạng xã hội. Nhưng vui lòng đừng dùng nó để ám chỉ được sự ủng hộ hoặc có liên kết với Wikimedia Foundation. Để tránh nhầm lẫn, đừng sử dụng biểu trưng Wikimedia trong hình nền, trong hình đại diện, hoặc trong đầu đề của blog, trong tên blog, hoặc trong tên người dùng mạng xã hội. Khoản mục này không có ý hạn chế việc sử dụng biểu trưng Cộng đồng theo Khoản mục 3.4.
3.6.3 Sử dụng có tính nghệ thuật, khoa học, văn chương, chính trị, và phi thương mại khác
Bạn có thể sử dụng nhãn hiệu Wikimedia để thảo luận các trang Wikimedia trong các tác phẩm nghệ thuật, nghệ thuật, văn chương, và chính trị.
Nhưng vui lòng gửi yêu cầu cho chúng tôi nếu bạn muốn đặt một nhãn hiệu Wikimedia trên trang bìa cuốn sách của bạn, hiện nhãn hiệu Wikimedia trong bộ phim, hoặc tổ chức một sự kiện hoặc thuyết trình mà có thể bị diễn dịch là được sự ủng hộ từ Wikimedia Foundation. Để biết thêm thông tin, xin xem Khoản mục 4.
Bạn có thể sử dụng các nhãn hiệu theo cách trào phúng hoặc đùa giỡn. Để tránh gây nhầm lẫn cho người dùng rằng tác phẩm của bạn có liên kết với các trang Wikimedia, sẽ hữu ích nếu bạn ghi chú tác phẩm của mình là "trào phúng" hoặc "đùa giỡn".
3.7 Tự làm sản phẩm của mình
Bạn có thể dùng nhãn hiệu khi tạo ra những thứ để tự sử dụng. Những thứ này có thể là áo thun, mũ nón, hình nền máy tính, móc gắn chìa khóa và thậm chí là bánh ngọt! Nhưng đừng bán chúng, và đảm bảo rằng thiết kế của bạn phù hợp với Hướng dẫn Nhận diện Thị giác. Nếu bạn muốn bán sản phẩm của mình, bạn có thể yêu cầu một giấy phép trong Khoản mục 4.6.
4 Dạng sử dụng đặc biệt cần có giấy phép
Tất cả những cách sử dụng không được cho phép trong Khoản mục 3 hoặc bị cấm theo Khoản mục 5 của quy định này đều cần phải có giấy phép thương hiệu. Khoản mục này chỉ bàn về các cách sử dụng phổ biến nhất phải cần tới giấy phép.
Khi bạn sử dụng nhãn hiệu của chúng tôi theo một giấy phép thương hiệu, bạn cần phải tuân theo các điều khoản đó cũng như quy định về thương hiệu này. Nếu có điều khoản nào trong giấy phép không nhất quán với quy định này, bạn cần tuân theo điều khoản của giấy phép. Các tổ chức phong trào sẽ chỉ cần một giấy phép riêng rẽ khi việc sử dụng nằm ngoài thỏa thuận với Wikimedia Foundation của tổ chức hoặc quy định này.
4.1 Giấy phép Rút gọn dành cho việc sử dụng cộng đồng đặc biệt
Một Giấy phép Rút gọn là một giấy phép thương hiệu được giản đơn dành cho việc sử dụng cộng đồng thông thường, như Wiki Yêu Tượng đài và các sáng kiến GLAM-Wiki. Có thể xin tại Meta-Wiki. Bạn có thể bắt đầu sử dụng nhãn hiệu theo Giấy phép Rút gọn ngay khi bạn gửi thư điện tử xin Cấp phép Rút gọn đến trademarks@wikimedia.org. Bạn không cần phải chờ sự chấp thuận.
4.1.1 Cuộc thi nhiếp ảnh
Các cuộc thi nhiếp ảnh để mọi người gửi những ảnh tự chụp được cấp phép tự do đến Wikimedia Commons nhằm tranh giải ảnh đẹp nhất. Bạn có thể xin một Giấy phép Rút gọn cho tờ rơi, poster, trình diễn slide, trang web, và mạng xã hội của cuộc thi nhiếp ảnh. Nếu bạn là một tổ chức phong trào, bạn có thể đã có một thỏa thuận cho phép các cuộc thi nhiếp ảnh.
4.1.2 Sáng kiến GLAM-Wiki
Bạn có thể sử dụng các nhãn hiệu để hợp tác với người khác bên ngoài phong trào Wikimedia với một Giấy phép Rút gọn. Giấy phép này áp dụng cho sự hợp tác với công viên, bảo tàng, thư viện, và các cơ sở văn hóa khác để chia sẻ thông tin của họ với thế giới thông qua các trang Wikimedia. Nếu bạn là một tổ chức phong trào, bạn có thể đã có một thỏa thuận cho phép các sáng kiến GLAM-Wiki.
Một số sáng kiến GLAM bao gồm thành viên Wikipedia tại chỗ – tức là những người đóng góp cho Wikipedia và đang làm việc với một GLAM nào đó nhằm nâng cao mối quan hệ của tổ chức với Wikipedia. Xin dùng một Giấy phép Rút gọn để đại diện cho bản thân là một thành viên Wikipedia tại chỗ tại các trang hồ sơ nghề nghiệp, blog cá nhân, và mạng xã hội, miễn là công việc của bạn nhất quán với sứ mệnh.
4.2 Tên miền
Bạn cần giấy phép để đăng ký hoặc sử dụng một tên miền có chứa một nhãn hiệu Wikimedia trong đó. Đừng đăng ký tên miền trông hoặc nghe giống như một nhãn hiệu Wikimedia hoặc bao gồm nhãn hiệu Wikimedia sai chính tả, vì nó có gây nhầm lẫn cho người dùng Wikimedia.
4.3 Sự kiện và Hội thảo
Bạn cần một giấy phép thương hiệu nếu bạn định tổ chức một sự kiện hoặc hội thảo công cộng có sử dụng một nhãn hiệu Wikimedia.
Bạn nên ghi thông tin sau vào đơn xin giấy phép sử dụng nhãn hiệu của chúng tôi trong một sự kiện.
|
---|
|
Khi bạn đã có được giấy phép thương hiệu, nó chỉ sẽ áp dụng cho sự kiện cụ thể mà bạn yêu cầu. Bạn cần phải xin một giấy phép mới nếu bạn muốn tổ chức sự kiện khác.
4.4. Ấn phẩm
Bạn cần một giấy phép thương hiệu nếu bạn muốn sử dụng nhãn hiệu Wikimedia trong một ấn phẩm, trừ khi cách sử dụng của bạn thỏa mãn cách sử dụng hợp lý hoặc chủ thể theo luật thương hiệu Mỹ hoặc các luật nước ngoài hiện hành khác.
Bạn cần ghi thông tin sau vào đơn xin giấy phép sử dụng nhãn hiệu của chúng tôi trong một ấn phẩm.
|
---|
|
Khi bạn đã có được giấy phép thương hiệu, nó sẽ chỉ áp dụng cho ấn phẩm cụ thể mà bạn yêu cầu. Bạn cần phải xin một giấy phép mới nếu bạn muốn thực hiện ấn phẩm khác.
4.5 Điện ảnh & Phim truyền hình
Bạn cần một giấy phép thương hiệu để dùng biểu trưng Wikipedia trong một phim điện ảnh, tập phim truyền hình, hoặc ấn phẩm trực tuyến.
Bạn cần ghi thông tin sau vào đơn xin giấy phép sử dụng nhãn hiệu của chúng tôi trong một phim điện ảnh hoặc tập phim truyền hình.
|
---|
|
Khi bạn đã có được giấy phép thương hiệu, nó sẽ chỉ áp dụng cho bộ phim, hoặc sản phẩm trực tuyến cụ thể mà bạn yêu cầu. Bạn cần phải xin một giấy phép mới nếu bạn muốn quay một bộ phim điện ảnh hoặc tập phim truyền hình khác.
4.6 Hàng hóa thương mại
Bạn có thể tạo ra hàng hóa có thương hiệu Wikimedia để dùng cho mục đích thương mại, nếu:
- Bạn đã có giấy phép thương mại từ Wikimedia Foundation;
- Bạn tuân theo Hướng dẫn Nhận dạng Thị giác; và
- Bạn quảng cáo một cách thành thật đến khách hàng tỷ lệ giá bán, nếu có, sẽ được hiến tặng cho các trang Wikimedia.
5. Cách sử dụng bị nghiêm cấm
5.1. Tạo ra bản sao gây nhầm lẫn hoặc trang nhái
Vui lòng không tạo ra trang web bắt chước "hình dạng và trải nghiệm" của một trang Wikimedia. Điều này đặc biệt áp dụng cho các bài viết nhái Wikipedia. Nếu bạn có lý do hợp lý để tạo ra một trang nhái, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại trademarks@wikimedia.org.
Bạn không cần phải liên hệ với chúng tôi nếu bạn chỉ muốn sử dụng phần mềm MediaWiki để tạo ra một wiki hoặc nếu trang nhái của bạn rõ ràng là có mục đích trào phúng.
Nếu bạn tạo một trang bản sao, hãy đảm bảo tuân theo các giấy phép phù hợp dành cho nội dung. Tránh sao chép các liên kết đến các quy định Wikimedia và chi tiết liên hệ. Vui lòng không sử dụng nhãn hiệu Wikimedia trong trang bản sao của trang Wikimedia.
5.2 Liên kết đến các trang không phải Wikimedia
Bạn có thể sử dụng nhãn hiệu Wikimedia để chỉ liên kết đến trang Wikimedia. Xin xem Liên kết đến các trang Wikimedia nếu bạn muốn liên kết đến một trang Wikimedia từ trang web của bạn.
5.3 Xuyên tạc
Khi bạn sử dụng một nhãn hiệu Wikimedia theo quy định này, xin dùng nó để chỉ đại diện cho dự án mà nó biểu diễn. Vui lòng không tạo ra ấn tượng rằng việc sử dụng của bạn là được sự ủng hộ, tài trợ, hoặc một phần của Wikimedia Foundation, dưới bất cứ hình thức nào. Khoản mục này cũng áp dụng cho trường hợp bạn được trao một giấy phép để dùng một nhãn hiệu nhưng không cho phép bạn thể hiện là bạn nhận được sự ủng hộ.
6 Lạm dụng Thương hiệu
6.1 Báo cáo việc lạm dụng
Đấu tranh với vấn đề lạm dụng thương hiệu là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi đã rất nỗ lực trong việc đấu tranh chống lại các trường hợp vi phạm thương hiệu vì chúng tôi muốn bảo vệ các quyền thương hiệu rất giá trị mà cộng đồng đã tạo ra. Nếu bạn thấy một nhãn hiệu bị dùng theo cách bị vi phạm, xin báo cho chúng tôi! Chỉ cần gửi thư điện tử đến legal-tm-vio@wikimedia.org
hoặc báo cáo nó tại đây. Chúng tôi vô cùng cảm kích sự giúp đỡ của bạn!
6.2 Tước giấy phép vì lạm dụng
Chúng tôi có thể tước quyền sử dụng nhãn hiệu Wikimedia theo quy định này vào bất kỳ thời điểm nào bằng cách gửi thông báo ở bất cứ dạng nào nếu chúng tôi xác định được việc sử dụng thương hiệu không phù hợp với sứ mệnh của chúng tôi hoặc có thể phương hại đến các thành viên cộng đồng, các tổ chức phong trào, hoặc Wikimedia Foundation.
7 Sửa đổi và Biên dịch quy định về thương hiệu
7.1 Quy định về thương hiệu này có thể được sửa đổi như sau:
- Chúng tôi sẽ đề xuất các thay đổi lớn đến cộng đồng bằng ba ngôn ngữ do chúng tôi lựa chọn. Chúng tôi sẽ gửi thông báo về các sửa đổi được đề xuất tại các trang Wikimedia và trong thư điện tử gửi đến WikimediaAnnounce-L hoặc một danh sách gửi thư tương tự. Cộng đồng sau đó có thể thảo luận trong tối thiểu là 30 ngày.
- Đối với các thay đổi nhỏ hoặc thay đổi do pháp luật quy định, khi có thể, chúng tôi sẽ gửi thông báo trước ba ngày đến WikimediaAnnounce-L hoặc một danh sách gửi thư tương tự. Các thay đổi nhỏ gồm có sửa ngôn ngữ, thay đổi về hành chính, hoặc sửa các nội dung chưa chính xác.
- Khoản mục này không áp dụng cho tóm tắt dễ đọc, câu hỏi thường gặp, câu phát biểu về mục đích của quy định về thương hiệu, mẫu đơn yêu cầu thương hiệu, và mẫu đơn báo cáo vi phạm. Chúng không phải là một phần của quy định về thương hiệu này và luôn có thể được sửa đổi mà không cần báo trước.
7.2 Bản dịch quy định về thương hiệu
Nếu có bất kỳ khác biệt về ý nghĩa giữa bản gốc tiếng Anh của quy định về thương hiệu này và một bản dịch, bạn luôn làm theo bản gốc tiếng Anh.
7.3 Câu hỏi
Xin đừng do dự liên hệ với chúng tôi tại trademarks@wikimedia.org nếu bạn không chắc chắn rằng cách sử dụng của bạn có tuân theo quy định này hay các luật thương hiệu địa phương không.
Mục đích của quy định về thương hiệu của chúng tôi
Nội dung này không phải là một phần của quy định về thương hiệu. Nó thậm chí không phải là một văn bản pháp lý.
Nó chỉ đơn giản giải thích bối cảnh của quy định mới về thương hiệu của chúng tôi.
Các nhãn hiệu Wikimedia đại diện cho sự tốt đẹp mà nhiều tình nguyện viên, những người tạo nên cộng đồng Wikimedia, xây dựng nên. Đó là lý do tại sao những người sử dụng internet có thể tin tưởng rằng những trang có chứa các nhãn hiệu Wikimedia sẽ chứa những nội dung mang tính giáo dục tự do và trung lập do những thành viên Wikimedia tích cực bằng sự cộng tác tốt đẹp. Việc đảm bảo rằng các nhãn hiệu Wikimedia chỉ được sử dụng theo cách phù hợp với sứ mệnh của chúng tôi sẽ giúp bảo vệ thành quả vất vả của cộng đồng và danh tiếng của các trang Wikimedia.
1. Quy định về thương hiệu cân bằng hai lợi ích của cộng đồng.
Bản chất phi tập trung của các trang Wikimedia cho phép những cộng tác viên nhiệt thành trên khắp địa cầu cùng phục vụ sứ mệnh quảng bá kiến thức tự do. Lợi ích thứ nhất, do đó, là để đảm bảo rằng các cộng tác viên có thể dễ dàng sử dụng các nhãn hiệu Wikimedia trong công việc của họ. Lợi ích thứ hai là để bảo vệ danh tiếng của các nhãn hiệu Wikimedia. Các nhãn hiệu này là chỉ dấu của nội dung mang tính giáo dục có được nhờ quy trình cộng tác cởi mở. Danh tiếng của các nhãn hiệu là vô cùng quan trọng nếu thấy rằng nội dung mà chúng đại diện được lan truyền bằng kỹ thuật số qua internet và vô cùng dễ bị chuyển tải sai tới một người dùng thiếu cẩn trọng.
Để phục vụ cho những lợi ích của cộng đồng Wikimedia, chúng tôi cần áp dụng luật thương hiệu một cách sáng tạo. Các nguyên tắc của luật thương hiệu không được viết ra với mô hình tổ chức độc đáo của chúng ta trong tâm tưởng. Nhưng mục tiêu của chúng tôi là làm cho việc bảo vệ thương hiệu có thể diễn ra trôi chảy trong cộng đồng chúng ta. Quy định về thương hiệu do đó tôn trọng các yêu cầu của luật thương hiệu nhưng vẫn giúp cộng đồng Wikimedia dễ dàng sử dụng các nhãn hiệu.
2. Tại sao lại sử dụng thương hiệu?
Thương hiệu cho phép người dùng xây dựng lòng tin rằng một nhãn hiệu mà người đó nhận thấy sẽ thực sự dẫn người đó tới tác phẩm mà người đó đang tìm kiếm. Sự bảo vệ thương hiệu không phải là một quyền sở hữu trí tuệ mà có thể được tạo ra hoặc bán đi một cách riêng rẽ khỏi tác phẩm mà nó đại diện. Nó không hề hạn chế như luật bảo vệ bản quyền hay bằng sáng chế. Những tư tưởng đó đòi hỏi chúng tôi phải sử dụng cách tiếp cận kiểu mã nguồn mở—giống như Creative Commons hay GNU GPL—để làm cho pháp luật phục vụ sứ mệnh của chúng tôi tốt hơn. Không có một giấy phép thương hiệu mở nào tương đương mà chúng tôi có thể sử dụng. Tuy vậy, sự linh hoạt đặc biệt của luật thương hiệu cho phép chúng tôi sáng tạo áp dụng nó cho mục đích của chúng tôi. Nó cho phép tái sử dụng một cách thoải mái nội dung Wikimedia, nhưng vẫn bảo tồn được sự nguyên vẹn của các trang Wikimedia. Vì những thương hiệu riêng biệt của chúng tôi, độc giả sẽ ngay lập tức biết được tài liệu có tính giáo dục nào đã được tạo ra theo cách wiki bởi cộng đồng của chúng ta.
- 2.1 Các quyền thương hiệu giúp tránh lạm dụng ra sao.
- Các quyền thương hiệu giúp bảo vệ các nhãn hiệu đại diện cho phong trào Wikimedia khỏi bị lạm dụng. Người ta có thể sử dụng các nhãn hiệu một cách gây hiểu nhầm vì các trang Wikimedia đã quá phổ biến. Một số người cố gắng làm cho trang web hoặc dịch vụ riêng của họ trở nên thu hút hơn bằng cách dùng nhãn hiệu của chúng tôi. Những người khác thì nhái nhãn hiệu hoặc hình dạng chung của các trang Wikimedia để thu hút sự chú ý. Nhưng sự chú ý đó chỉ là lừa dối vì nhãn hiệu đã được dùng để chuyển tải những tác phẩm không phải là nội dung Wikimedia thật. Nếu chúng tôi cho phép điều này xảy ra, người dùng sẽ bị nhầm lẫn và tưởng rằng nội dung kém chất lượng này là do cộng đồng Wikimedia tạo ra và quan điểm của họ về các trang Wikimedia sẽ bị suy giảm.
- Ví dụ, không ai thích nhìn thấy các bài viết Wikipedia giả được tạo ra chỉ để quảng cáo cho các công ty theo cách hoàn toàn trái ngược với sứ mệnh của chúng ta. Tương tự, những kẻ ăn bám internet thường cố gắng đang ký các tên miền sử dụng các biến thể hoặc tên sai chính tả của nhãn hiệu Wikimedia. Họ làm vậy để đổi hướng người dùng đang tìm các trang Wikimedia đến các trang quảng cáo và nội dung không liên quan. Họ hoàn toàn có thể, ví dụ như, dẫn dắt người dùng đến các trang phát tán phần mềm độc hại bằng cách dụ dỗ người dùng nhấn vào một pop-up hoặc nói rằng, "Chúc mừng! Bạn là người đến thăm thứ một triệu!" Họ cũng có thể khiến người dùng dễ bị lừa đảo bằng cách yêu cầu nhập mật khẩu tại trang trông như trang Wikimedia. Đây là những ví dụ về hành vi lạm dụng mà chúng tôi đang đấu tranh chống lại bằng cách sử dụng các quyền thương hiệu. Chúng tôi cần giữ quyền chống lại các vụ việc lạm dụng như vậy để bảo vệ cho công trình vất vả của cộng đồng Wikimedia.
- 2.2 Tầm quan trọng của tự do ngôn luận trong tư tưởng thương hiệu đảm bảo rằng các thương hiệu Wikimedia không can thiệp kiến thức tự do.
- Sứ mệnh chia sẻ kiến thức của chúng tôi phụ thuộc vào và khích lệ sự tự do ngôn luận. Quyền bảo vệ thương hiệu có thể tồn tại trong không gian đó, vì tư tưởng này có rất nhiều tiềm năng dành cho các hoạt động liên quan đến ngôn luận. Ví dụ, tư tưởng sử dụng hợp lý độc đáo theo luật thương hiệu cho phép sử dụng nhãn tên một cách phi thương hiệu (tức là, khi từ đó có một ý nghĩa với thương hiệu). Luật thương hiệu cũng có một tư tưởng "sử dụng chủ thể". Tư tưởng này cho phép sử dụng tự do một nhãn hiệu để nhắc đến thứ mà cái tên đó đại diện. Cuối cùng, luật thương hiệu cũng đề cao việc sử dụng nhãn hiệu trong nghệ thuật và diễn văn chính trị. Tính bao quát của việc sử dụng tự do thương hiệu thế này giúp nó phân biệt bản chất của luật này với các quyền sở hữu trí tuệ như bản quyền và bằng sáng chế.
- Với việc áp dụng quyền bảo vệ thương hiệu đối với các nhãn hiệu Wikimedia, chúng tôi không làm cản trở cách sử dụng như vậy của bất kỳ ai. Sự cấp phép sử dụng thương hiệu khá thoải mái của chúng tôi sẽ còn đảm bảo hơn nữa việc thành viên cộng đồng có thể sử dụng dễ dàng các nhãn hiệu Wikimedia nhằm quảng bá cho sứ mệnh, thậm chí cho những mục đích không phải sử dụng hợp lý.
3. Làm cách nào để chúng tôi duy trì quyền thương hiệu của mình.
Để bảo vệ cho thương hiệu Wikimedia dành cho phong trào, chúng tôi cần giám sát những hành vi lạm dụng và trao quyền sử dụng nhãn hiệu một cách cẩn thận. Những hành vi lạm dung có thể làm yếu đi mối quan hệ giữa nhãn hiệu và thiện ý mà nó đại diện, có khả năng dẫn tới mất đi quyền thương hiệu. Nó có thể khiến cho chúng tôi mất đi khả năng bảo vệ chống lại những sự lạm dụng hoặc sử dụng sai. Đó là lý do tại sao việc giám sát những lần sử dụng nhãn hiệu Wikimedia và tiến hành chống lại sự lạm dụng là rất quan trọng.
Tương tự như vậy, luật thương hiệu đòi hỏi người giữ thương hiệu phải giám sát chất lượng của tác phẩm được cho phép mang thương hiệu đã được cấp phép. Nếu không thể kiểm soát được chất lượng thông qua giấy phép và giám sát, hậu quả có thể dẫn đến "cấp phép trần trụi," khiến cho người nắm giữ thương hiệu mất đi quyền lợi của họ. Do đó việc đòi hỏi một mức độ chất lượng để phản ánh chất lượng của các trang và danh tiếng của Wikimedia là rất quan trọng.
4. Tạo thuận lợi cho việc sử dụng thương hiệu nhằm quảng bá cho sứ mệnh Wikimedia.
Trong khi chúng tôi có một số nghĩa vụ pháp lý nhất định, chúng tôi không muốn các đòi hỏi thương hiệu trở thành vật cản cho công việc của cộng đồng Wikimedia. Quy định về thương hiệu muốn tạo thuận lợi cho việc cấp phép nhãn hiệu Wikimedia một cách dễ dàng. Nhiều hình thức sử dụng cũng được cho phép cụ thể tại quy định về thương hiệu và không cần phải có giấy phép riêng. Những hình thức sử dụng khác thuộc về nhiều dạng sử dụng hợp lý, mà chúng tôi cũng chỉ ra rõ trong quy định này.
Chúng tôi cũng suy nghĩ một cách sáng tạo về cách làm sao cho thành viên cộng đồng dễ sử dụng nhãn hiệu nhằm phục vụ cho sứ mệnh Wikimedia.
Với mục tiêu đó, chúng tôi đã giới thiệu một giải pháp khá thoải mái trong quy định thương hiệu cho một số hình thức sử dụng nhãn hiệu Wikimedia nhất định gọi là "Giấy phép Rút gọn." Gọi là Giấy phép Rút gọn vì thay vì phải nộp xin giấy phép và chờ được chuẩn bị, thành viên cộng đồng chỉ cần điền mẫu đơn và gửi thư điện tử đến trademarkswikimediaorg. Tuy Giấy phép Rút gọn khiến việc sử dụng thương hiệu phổ biến của cộng đồng được dễ dàng hơn, nó có một số biện pháp để giữ được sự bảo vệ thương hiệu của nhãn hiệu Wikimedia. Giấy phép vẫn có yêu cầu kiểm soát chất lượng và giữ lại quyền chấm dứt giấy phép nếu nhãn hiệu bị dùng theo cách không nhất quán với sứ mệnh Wikimedia.
5. Có gì mới nữa không?
Ngoài việc giới thiệu một số giải pháp khá thoải mái để hỗ trợ thành viên cộng đồng trong công việc của họ, quy định thương hiệu mới cũng có một số thay đổi đáng kể. Chúng tôi tập trung vào việc làm rõ quy định và thực hành thương hiệu nhiều nhất có thể để việc sử dụng nhãn hiệu được dễ dàng hơn. Các thành viên cộng đồng để để lại nhiều phản hồi về các khoản sửa đổi thương hiệu mà trước đây còn nhập nhằng. Chúng tôi đã cố gắng làm rõ những điều khoản đó cùng với các điều khoản khác trong quy định thương hiệu mới và Các câu hỏi thường gặp. Chúng tôi muốn quy định của mình có thể dễ xem và dễ hiểu hơn. Chúng tôi do đó đã giới thiệu một bản tóm tắt thân thiện ở đầu quy định về thương hiệu và liên kết tới các điều khoản quy định tương ứng. Chúng tôi cũng mở rộng đáng kể Các câu hỏi thường gặp và liên kết chúng tới các điều khoản quy định tương ứng. Ngôn ngữ của quy định và Các câu hỏi thường gặp cũng được kiểm tra theo một số quy định về tính dễ đọc để đảm bảo rằng chúng tôi viết chúng theo cách dễ hiểu nhất. Cuối cùng, chúng tôi đã giới thiệu các mẫu đơn để xin giấy phép thương hiệu và báo cáo việc lạm dụng mà chúng tôi hy vọng sẽ khiến cho hai quy trình đó trở nên thuận lợi hơn.
Câu hỏi thường gặp
Các câu hỏi này không phải là một phần của quy định thương hiệu. Chúng thậm chí không phải là văn bản pháp lý. Nhưng chúng tôi hy vọng bạn sẽ thấy nó có ích.:)
0 Giới thiệu về Quy định về Thương hiệu
0.1 "Bảo vệ thương hiệu" là gì?
Luật thương hiệu bảo vệ sự liên kết giữa một nhãn hiệu và một công trình, như hàng hóa hay dịch vụ, mà nó đại diện. Nó nhằm bảo vệ cho người dùng không bị nhầm lẫn về nguồn gốc của một công trình nhất định. Ngoài ra, người dùng nhìn thấy một thương hiệu sẽ tin tưởng vào mối liên kết và sẽ có những mong mỏi về danh tiếng và mức chất lượng và mức dịch vụ tương ứng với những gì họ đã mong mỏi từ công trình khác dưới cùng một nhãn hiệu. Do đó, thương hiệu là những công cụ rất mạnh mẽ và đáng giá để bảo vệ cho danh tiếng của Wikimedia Foundation và thành viên cộng đồng của nó và đóng vai trò là một biện pháp "tức thời" để người dùng có thể nhận ra một công trình, sản phẩm, hoặc dịch vụ.
0.2 "Các trang Wikimedia" là gì?
Wikimedia Foundation vận hành một số phần mềm tự do và các trang có nội dung tự do, gồm một số trang liệt kê ở đây: Các dự án của chúng tôi.
1 Quy định này điều chỉnh cái gì?
1.1 "Nhãn chữ" là gì?
Nó là một thương hiệu dưới dạng một từ thuần chữ (như "Wikipedia" hay "Wikimedia") được dùng để liên kết với công trình mà nó đại diện để xác định nguồn gốc. Ngoài ra, nhãn chữ bao gồm tất cả các nhãn hiệu được biên dịch hoặc chuyển tự (như "Vikipedi").
1.2 "Nhãn chữ không cách điệu" là gì?
Nhãn chữ không cách điệu là những chữ đơn giản như "Wikimedia" và tên các dự án, như "Wikipedia", "Wiktionary", v.v. Để so sánh, nhãn chữ cách điệu là những tên này được định dạng đặc biệt, như bằng một phông chữ nhất định. Ví dụ, định dạng đặc biệt của nhãn chữ "Wikipedia" trông như thế này: . Cả nhãn chữ cách điệu lẫn không cách điệu đều là thương hiệu của Wikimedia Foundation.
1.3 "Diện mạo thương mại" là gì?
Theo mục đích của chúng tôi, diện mạo thương mại là thiết kế của một trang web hoặc một bài viết mà có thể xác định được nguồn gốc của trang web hoặc tài liệu trực tuyến. Hãy nghĩ đến nó như "hình dạng và trải nghiệm" của một trang. Đơn cử là kiểu thiết kế và hình dạng cụ thể của một trang Wikipedia, hoặc là trang chính Wikipedia. Diện mạo thương mại của bất kỳ trang Wikimedia nào cũng là thương hiệu của Wikimedia Foundation. Luật thương hiệu cũng bảo vệ diện mạo thương mại.
1.4 Ai là "thành viên cộng đồng"?
Tất cả mọi người có đóng góp vào một trang Wikimedia. Nó cũng bao gồm những thành viên và nhân viên của các chi hội, tổ chức theo chủ đề, nhóm người dùng, và Wikimedia Foundation.
1.5 Tại sao một tổ chức phong trào lại không thể sử dụng tự do thương hiệu?
Là người có quyền sở hữu pháp lý đối với thương hiệu, chúng tôi cần kiểm soát việc sử dụng chúng để bảo toàn sự bảo vệ thương mại dành cho cộng đồng. Bạn có thể đọc thêm tại đây.
1.6 Mối quan hệ giữa quy định về thương hiệu này và thỏa thuận của một chi hội, nhóm người dùng, hoặc tổ chức chủ đề là gì?
Các chi hội, nhóm người dùng, và tổ chức theo chủ đề phải tuân theo cả quy định về thương hiệu này lẫn thỏa thuận tương ứng với Wikimedia Foundation. Nếu có sự bất đồng giữa quy định thương hiệu này và thỏa thuận của chi hội, nhóm người dùng, hoặc tổ chức theo chủ đề, thì tổ chức cần làm theo thủa thuận.
2 Cách sử dụng nhãn hiệu Wikimedia
2.1 Biểu trưng, tên, hoặc tên công ty của tôi có thể nhỏ hơn nhãn hiệu Wikimedia không, nếu nó thật sự rõ ràng là sản phẩm và dịch vụ của tôi không phải do Wikimedia Foundation cung cấp?
Không. Chúng tôi cần đảm bảo lúc nào cũng cực kỳ rõ ràng rằng Wikimedia Foundation không cung cấp sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Đây là một phương cách cơ bản, thống nhất để làm điều đó.
2.2 Vậy nếu tôi ghi rõ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ là do tôi cung cấp?
Rất tiếc, biểu trưng, tên, hoặc tên công ty của bạn vẫn phải lớn hơn bất kỳ nhãn hiệu Wikimedia nào và phải được phân tách hợp lý với nhãn hiệu Wikimedia. Người khác không phải lúc nào cũng đọc bản ghi chữ (ngạc nhiên chưa!). Do đó, chúng tôi cần phải làm càng rõ càng tốt rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không phải do Wikimedia Foundation cung cấp.
2.3 Bạn có ý gì khi nói "bên ngoài các trang Wikimedia"?
Việc sử dụng các thương hiệu không nằm tại các trang Wikimedia, như Wikipedia, Wikimedia Commons, Wiktionary, Wikidata, Wikiquote, Wikibooks, Wikisource, Wikispecies, Wikinews, Wikiversity, Wikivoyage, hoặc Wikimedia Meta-Wiki. Với mục đích của quy định về thương hiệu này, việc sử dụng thương hiệu tại Đám mây VPS Wikimedia sẽ được xem là một trang Wikimedia. Do đó, bạn sử dụng nhãn hiệu bên ngoài các trang là khi bạn đặt chúng vào tờ rơi cho một cuộc thi viết bài.
2.4 Tôi vẫn có thể tạo ra những từ bằng cách phối hợp nhãn hiệu Wikimedia với các từ khác như "Thành viên Wikipedia tại chỗ" được không?
Được. Điều khoản này không có ý định ngăn trở thành viên cộng đồng không được phối hợp một cách sáng tạo nhãn hiệu với các từ khác để tạo ra thuật ngữ mới dành cho phong trào Wikimedia miễn là họ thực hiện nó trên các trang Wikimedia.
2.5 Tôi có thể dịch văn bản của nhãn hiệu được không?
Bạn có thể dịch văn bản của nhãn hiệu tại các trang Wikimedia.
2.6 Tôi có thể thêm các yếu tốc đồ họa vào để, ví dụ như, chúc mừng một sự kiện đặc biệt, không?
Bạn có thể tạo ra bản phối trộn dành cho những dịp đặc biệt tại trang, nhưng xin đừng thay đổi biểu trưng ở bên ngoài các trang của chúng tôi. Câu hỏi này cùng nhiều câu hỏi khác đã được trả lời tại Hướng dẫn Nhận diện Thị giác.
2.7 Loại phối trộn biểu trưng Wikimedia nào được phép sử dụng bên các trang Wikimedia?
Một số loại phối trộn biểu trưng Wikimedia có được dùng bên ngoài các trang Wikimedia miễn là sự phối trộn đó trông không quá giống bất kỳ một nhãn hiệu Wikimedia nào. Xin đảm bảo rằng bản phối trộn sẽ không bị nhầm lẫn với biểu trưng Wikimedia gốc.
2.8 Tôi có thể sử dụng bản biểu trưng có độ phân giải cao không?
Có! Xin mời.
2.9 Tôi có thể đặt thông báo thương hiệu ở đâu?
Chỉ cần đặt thông báo ở ghi chú dưới chân. Một người đọc tài liệu của bạn, nhìn thấy trang web của bạn, hoặc xem bộ phim của bạn nên có thể dễ dàng tìm thấy thông báo. Những ví dụ tốt gồm có: ở cuối ở (cùng) trang tài liệu, tại trang thông tin của cuốn sách, ở cuối trang web, và trong phần đóng góp của bộ phim.
2.10 Vậy nếu tôi không có đủ chỗ trống để ghi thông báo?
Đừng lo! Nếu nhãn hiệu sẽ được hiển thị trên thiết bị di động hoặc phương tiện khác với không gian hạn chế, bạn có thể chỉ cần dùng biểu tượng thương hiệu (™) tại bất kỳ thương hiệu Wikimedia nào mà bạn sử dụng.
2.11 Tôi nên làm thế nào để nhắc đến thương hiệu trong thông báo?
Nhãn tên có thể được tham chiếu nguyên văn (tức là, "Wikimedia Commons"). Biểu trưng nên được mô tả theo Hướng dẫn Nhận dạng Thị giác. Các ví dụ gồm có "Hình ghép Quả địa cầu Wikipedia" và "Biểu trưng 'W'".
2.12 Nếu tôi dùng nhiều hơn một thương hiệu?
Hãy đảm bảo mô tả tất cả các thương hiệu trong thông báo, như sau:
"Nhãn chữ và biểu trưng Wikidata là thương hiệu của Wikimedia Foundation."
2.13 Khi nào thì tôi phải dùng ký hiệu thương hiệu?
Bạn chỉ cần sử dụng ký hiệu thương hiệu khi bạn không có đủ không gian để viết toàn bộ thông báo, như khi bạn sử dụng thương hiệu trên màn hình di động.
2.14 Bạn có thể đưa ra vài ví dụ về cách sử dụng ký biểu tượng thương hiệu không?
Đây là một ví dụ:
"Wikimedia Commons™ là một trong những dự án Wikimedia tuyệt vời nhất là cộng đồng chúng ta đã phát triển để giúp cho các tập tin phương tiện, như hình ảnh, âm thanh, và đoạn phim, được phổ biến rộng rãi tới mọi người!"
2.15 Biểu tượng phải có kích cỡ thế nào?
Khi bạn sử dụng một nhãn tên (như "Wikipedia"), bạn nên sử dụng biểu tượng thương hiệu có cùng kích thước phông chữ với nhãn tên. Trong trường hợp này, định dạng viết chữ trên đầu được khuyên dùng cho biểu tượng. Khi nhãn hiệu là một hình ảnh (như hình xếp quả địa cầu), bạn nên chọn kích thước phông chữ của biểu tượng trùng với kích thước hình ảnh và đặt biểu tượng ở vị trí dễ thấy và đủ gần ở góc trên bên phải của hình mà không chạm vào nó.
2.16 Nhưng tôi muốn trang web của tôi được đẹp! Tôi có thể làm cho biểu tượng nhỏ lại hoặc đặt ở đâu khác được không?
Rất tiếc là không. Hãy nhớ, bạn chỉ cần đặt biểu tượng ở kế bên lần sử dụng nhãn hiệu đầu tiên hoặc rõ nhất mà thôi.
2.17 "Không được sự ủng hộ hoặc có liên kết với Wikimedia Foundation" nghĩa là gì?
Bạn cần phải đảm bảo rằng mọi người nghĩ nhầm rằng bạn đang phát ngôn đại diện cho Wikimedia Foundation hoặc một trong các trang của nó. Ví dụ, bạn cần phải đảm bảo rằng không ai nghĩ rằng bạn đang làm việc cho Wikimedia Foundation.
3 Sử dụng Nhãn hiệu Wikimedia mà không xin phép
3.1 Có thể cho tôi một số ví dụ khi nào thì tôi có thể dùng nhãn hiệu trên các trang Wikimedia không?
Bạn có thể sử dụng nhãn hiệu tại trang thành viên, trang trợ giúp, và trang về Wikimedia hoặc các dự án Wikimedia. Bạn cũng có thể sử dụng nhãn hiệu ở danh sách gửi thư, ở IRC, hoặc đặt tên cho một công cụ tại các trang Wikimedia. Còn vô vàn các ví dụ khác, miễn là việc sử dụng là có liên quan đến một trang, để tăng cường sứ mệnh, và tuân theo Điều khoản Sử dụng.
3.2 Sự kiện nào không phải "dành cho cộng đồng"?
Một sự kiện có phần lớn người tham dự không phải là thành viên cộng đồng thì không phải là một sự kiện dành cho cộng đồng. (Xin xem Câu hỏi thường gặp về các sự kiện nói chung). Nó không có nghĩa là bạn không thể mời khách tại cuộc gặp mặt của bạn!
3.3 Bạn có thể cho một vài ví dụ về các sự kiện dành cho cộng đồng không?
Các sự kiện dành cho cộng đồng là những sự kiện chủ yếu mở cửa cho các thành viên cộng đồng và để quảng bá cho sứ mệnh. Chúng thường liên quan đến việc cải tiến chất lượng chung của các trang Wikimedia. Ví dụ như các hội thảo và gặp gỡ hàng tháng do các thành viên cộng đồng chủ trì, cũng như các sự kiện cụ thể khác như "Bàn tròn thành viên Wikipedia Luân Đôn", Hội thảo Wiki tại Nga, và Buổi học Wikipedia Köln (DE).
3.4 Nếu sự kiện của tôi là dành cho cộng đồng, tôi có thể dùng nhãn hiệu nào?
Đầu tiên, tất cả các sự kiện dành cho cộng đồng có thể sử dụng một tên đã đăng ký thương hiệu. Bạn cũng có thể sử dụng biểu trưng Wikimedia để trang trí cho địa điểm tổ chức, nhưng phải đảm bảo phù hợp. Ví dụ, bạn không thể dùng biểu trưng Wikisource cho một sự kiện chỉ dành cho Wikimedia Commons. Tuy nhiên, ghi nhớ rằng tên và biểu trưng 'Wikimania' chỉ được dành riêng cho hội nghị Wikimania thường niên.
3.5 Bạn có thể cho vài ví dụ về hoạt động mở rộng không?
Bạn có thể đặt một quầy ở hội chợ đường phố. Đây là một số ví dụ. Bạn có thể muốn giới thiệu các trang Wikimedia trong câu lạc bộ của bạn hoặc giới thiệu tới những người cao tuổi. Bạn cũng có thể thuyết trình trong trường học hoặc thiết kế môn học ở trường đại học.
3.6 Tài liệu mang tính giáo dục là gì?
Các tài liệu mang tính giáo dục giúp cho mọi người hiểu hơn về các trang Wikimedia. Chúng có thể là tờ rơi, đoạn phim, cẩm nang hướng dẫn, và hướng dẫn.
3.7 Thế còn đại diện cho cộng đồng trong một công sở thì sao?
Bạn cần phải ký và gửi cho chúng tôi Giấy phép Rút gọn qua thư điện tử nếu công sở của bạn muốn gọi là "Thành viên Wikipedia tại chỗ" dưới dạng một dự án GLAM, hoặc tương tự.
3.8 Có biểu trưng của Cộng đồng Wikimedia sao?
Có! Nó được chính thức sử dụng làm biểu trưng cho Meta-Wiki vào năm 2008.
3.9 Sử dụng hợp lý có nghĩa là gì?
Theo luật thương hiệu Hoa Kỳ, khái niệm cho phép bạn sử dụng bất kỳ thương hiệu nào miễn là việc sử dụng của bạn thỏa mãn một số điều kiện. Quy định này không thể hạn chế quyền sử dụng hợp lý của bạn. Chúng tôi đã thêm các Khoản mục 3.5 và 3.6 để giúp cho bạn hiểu quyền của bạn dễ dàng hơn.
Ở những nơi mà quyền tài phán không công nhận cách sử dụng hợp lý và sử dụng chủ để như luật Hoa Kỳ định nghĩa, những khoản mục này cho phép bạn làm điều đó.
3.10 Có thể cho tôi một vài ví dụ về sử dụng hợp lý không?
Thể loại sử dụng hợp lý này khá là rắc rối trong trường hợp của chúng tôi vì các nhãn tên của chúng tôi không phải là những từ có thật trước khi dự án được tạo ra, không như "apple" (quả táo) hay "facebook" (lưu bút). Nhưng chúng tôi xem là bạn đang sử dụng hợp lý nếu bạn định viết một quyển sách bằng phần mềm Wiki và bạn gọi nó là "wiki book" (sách wiki), dù Wikibooks là một thương hiệu riêng biệt của chúng tôi. Nếu bạn đang dùng một nhãn tên để mô tả dự án của chúng tôi, nó cũng là một dạng sử dụng hợp lý (sử dụng chủ thể). Bạn có thể đọc thêm về cách sử dụng chủ thể ở đây.
3.11 Có thể cho tôi một vài ví dụ về cách sử dụng không được xem là hợp lý?
- Dùng một nhãn hiệu Wikimedia để quảng cáo cho quyển sách của bạn.
- Bán áo thun có biểu trưng Wikimedia Foundation.
- Tự tạo một bách khoa toàn thư và đặt tên cho nó là Hình ghép Quả địa cầu Wikipedia.
- Dùng biểu trưng Wikimedia Foundation để gây quỹ cho các dự án không liên quan.
- Tuyên bố rằng nội dung là "tái sinh từ Wikipedia" nhưng trên thực tế thì không phải.
Trở về Thảo luận về vấn đề khác không phải về Trang Wikimedia (sử dụng hợp lý).
3.12 Có thể cho tôi vài ví dụ về cách sử dụng chủ thể không?
Dưới đây là một số ví dụ:
- Mô tả một trang Wikimedia:
- Trong một bài thuyết trình mô tả cách hoạt động của Wikipedia, dùng nhãn chữ trong bản trình chiếu ở dấu chấm đầu dòng được xem là sử dụng chủ thể. Tương tự là một bài đăng trên blog mô tả Wikidata. Nếu bạn muốn "minh họa" cho bản trình chiếu hoặc bài đăng blog của bạn với bất kỳ nhãn hiệu hình ảnh, vui lòng xem cách sử dụng có tính nghệ thuật, văn chương, và phi thương mại khác.
- Tuy nhiên, bạn không thể sử dụng một thương hiệu theo kiểu một thuật ngữ chung chung. Ví dụ, bạn không thể tạo một wiki về xe gắn máy và gọi nó là "wikipedia dành cho xe gắn máy".
- Viết ra những lời tuyên bố đúng sự thật:
- "Wikipedia là bách khoa toàn thư trực tuyến lớn nhất thế giới. Nhưng Wikipedia chỉ là một trong nhiều trang web do hàng nghìn tình nguyện viên tạo ra, cấu thành phong trào Wikimedia."
- "Tôi đã là một biên tập viên Wikipedia từ năm 2009" (trên trang web cá nhân của bạn).
- Mô tả tác phẩm phái sinh:
- "Nguồn: Wikipedia"
- "Tác phẩm nghệ thuật này được tạo ra từ những hình ảnh trên Wikimedia Commons."
- "Nội dung bách khoa thư trên trang này được phái sinh từ Wikipedia."
- "Từ Wikipedia" hoặc "đến bài viết Wikipedia" (như dùng trong dự án mã QR)
- Một số ví dụ khác:
- Nhắc tới một khoản mục trong bản tin; blog cá nhân và mạng xã hội; dùng trong nghệ thuật, văn chương, và phi lợi nhuận khác; và liên kết đến các trang Wikimedia.
3.13 Tôi có thể sử dụng một biểu trưng hoặc hình chụp màn hình trong bản tin hoặc bài tạp chí hoặc bản tin trên TV không?
Có, miễn là hình ảnh minh họa cho một cuộc thảo luận trong bài viết. Đừng sử dụng thương hiệu của chúng tôi chỉ nhằm thu hút sự chú ý đến tác phẩm của bạn. Nó sẽ làm rối người đọc hoặc người xem của bạn, và của cả chúng tôi!
3.14 Tôi có thể kèm một biểu trưng hoặc hình chụp màn hình trong bài đăng blog hoặc cập nhật trạng thái không?
Được, miễn là hình dùng để minh họa cho cuộc thảo luận trong bài đăng của bạn. Đừng sử dụng hình ảnh được giữ thương hiệu chỉ để thu hút sự chú ý vào trang của bạn. Độc giả blog hoặc trang thành viên của bạn không nên nhầm lẫn và nghĩ rằng trang của bạn được Wikimedia Foundation hoặc các trang của nó ủng hộ.
3.15 Tôi có thể dùng thương hiệu trong tên người dùng, hình đại diện, hoặc biểu tượng của tôi không?
Rất tiếc là không. Chúng tôi cảm ơn bạn vì bạn cảm thấy sự liên hệ đến các trang Wikimedia. Cộng đồng Wikimedia luôn hoan nghênh bạn! Tuy nhiên, chúng tôi không muốn mọi người nghĩ là bạn đang phát ngôn đại diện cho Wikimedia Foundation. Bạn vẫn có thể sử dụng biểu trưng Cộng đồng trong tên người dùng, hình đại diện, hoặc biểu tượng của bạn.
3.16 Có thể cho tôi vài ví dụ về cách sử dụng nghệ thuật, văn chương, và phi lợi nhuận khác không?
- Sử dụng thương hiệu để thảo luận một giả thiết khoa học trong bài báo học thuật.
- Minh họa một quan điểm trong bài thuyết trình có tính giáo dục với một hình chụp màn hình của trang Wikimedia.
- Dùng nhãn hiệu trong dự án nghệ thuật.
- Tạo ra một tác phẩm trào phúng nhằm chuyển tải một thông điệp chính trị.
- Viết một cuốn sách trong đó có một nhân vật đọc một bài viết Wikipedia.
Trở về Sử dụng có tính nghệ thuật, khoa học, văn chương, chính trị, và phi thương mại khác.
3.17 Có thể cho tôi vài ví dụ về liên kết đến trang Wikimedia không?
Có, bạn có thể tìm thấy bản mẫu liên kết ví dụ ở đây.
3.18 Tôi có thể dùng nhãn hiệu để liên kết đến các trang Wikimedia bằng mã QR không?
Không. Việc cho phép sử dụng biểu trưng để liên kết mà không cần giấy phép chỉ áp dụng cho liên kết đơn thuần mà thôi. Để dùng mã QR, bạn cần sử dụng nhãn tên Wikipedia không kiểu cách. Bạn có thể xem thêm về điều này tại Câu hỏi thường gặp về sử dụng chủ thể.
3.19 Tôi được làm món hàng gì?
Bạn có thể làm áo, mũ, túi, ly, huy hiệu, bút, nhãn dính, áp phích, hình nền máy tính, và cả bánh ngọt. Gần như tất cả mọi thứ miễn là bạn không bán nó.
3.20 Tôi có thể bán sản phẩm miễn là tôi không tư lợi không?
Không, bạn không thể bán hàng hóa mà không có giấy phép. Để biết thêm thông tin về trường hợp này xem khoản mục về hàng hóa thương mại.
3.21 Tôi có thể làm hàng hóa cho người khác không?
Có, miễn là bạn cho chúng miễn phí.
3.22 Vậy còn hàng hóa thương mại thì sao?
Đầu tiên, bạn có thể mua hàng hóa từ cửa hàng Wikimedia. Tiền thu được từ các món hàng sẽ dùng để phục vụ cho các trang Wikimedia. Nếu bạn muốn được phép bán hàng hóa của mình, xem khoản mục về hàng hóa thương mại.
3.23 Tôi có thể yêu cầu những người bán hàng hóa tạo ra một sản phầm tùy chọn cho tôi trong đó sử dụng nhãn hiệu Wikimedia không?
Đương nhiên! Bạn có thể yêu cầu người bán như thợ làm bánh hay người bán áo thun làm ra những món hàng đặc biệt có nhãn hiệu Wikimedia dành riêng cho bạn hoặc bạn bè của bạn. Điều đó là được phép vì nó chỉ rành riêng cho cá nhân sử dụng và không ai đang kinh doanh chỉ vì bán các món hàng có thương hiệu Wikimedia. Và đừng lo, người bán sẽ không bị bắt buộc phải làm theo Hướng dẫn Nhận dạng Thị giác một cách nghiêm ngặt khi điều đó là không thể như khi làm bánh chẳng hạn. Ví dụ, những chiếc bánh này đều ổn cả.
3.24 Tôi có được ủy nhiệm cho người khác làm ra nhiều đồ vật có nhãn hiệu Wikimedia để dành cho buổi gặp mặt và các sự kiện tương tự không?
Được! Miễn là các món hàng đó không được bán cho người tham dự, bạn có thể yêu cầu một nhà sản xuất làm nhiều sản phẩm có nhãn hiệu Wikimedia cho những bữa tiệc và gặp mặt dành cho cộng đồng như cuộc thi biên tập theo Khoản 3.2 của quy định.
3.25 Tôi có thể dùng biểu trưng có độ phân giải cao trong hàng hóa thương mại không?
Được! Tuy quy định về thương hiệu cũ của chúng tôi không cho phép việc sử dụng biểu trưng có độ phân giải cao, chúng tôi đã bỏ đi hạn chế trong quy định mới.
4 Dạng sử dụng đặc biệt cần có giấy phép
4.1 Nếu tôi cần giấy phép, tôi có phải trả tiền không?
Thông thường sẽ không có phí cấp phép. Tuy nhiên, chúng tôi muốn theo sát cách bạn sử dụng thương hiệu của chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi muốn đảm bảo mỗi lần sử dụng đều phù hợp với sứ mệnh và tiêu chuẩn của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần cấp phép chính thức trong một số trường hợp.
4.2 Tôi có cần giấy phép cho mỗi một cuộc thi nhiếp ảnh không?
Bạn chỉ cần xin giấy phép nếu bạn quảng cáo cho cuộc thi nhiếp ảnh bên ngoài trang Wikimedia. Nó bao gồm áp phích, mạng xã hội, và blog. Bạn có thể sử dụng nhãn hiệu một cách tự do cho những sự kiện dành cho cộng đồng. Các sự kiện dành cho cộng đồng là những sự kiện với thành phần tham dự chính là các thành viên cộng đồng Wikimedia. Chúng không bao gồm các sự kiện mở cho công chúng.
4.3 Tôi có thể in áo thun với biểu trưng Wikimedia để phát làm phần thưởng trong cuộc thi nhiếp ảnh không?
Được. Bạn luôn có thể làm áo thun có biểu trưng Wikimedia và phát tặng chúng miễn là bạn không bán.
4.4 Tôi sử dụng nhãn hiệu theo vai trò Wikipedia tại chỗ như thế nào?
Nhãn hiệu có thể được dùng dưới bất kỳ hình thức nào để xác định bạn là một thành viên Wikipedia tại chỗ. Xin tránh sự nhầm lẫn về một sự ủng hộ chính thức. Bạn nên làm rõ là bạn không đại diện cho Wikimedia Foundation.
4.5 Có thể cho tôi một ví dụ về kẻ ăn bám internet?
Trong quá khứ, có người đã từng đăng ký tên miền wikkipedia.org để thu hút người xem trang của họ. Đây gọi là ăn bám internet hay ăn bám chính tả và đang vi phạm quyền thương hiệu của chúng tôi. Chúng tôi nghiêm tục thực thi quy định của mình nhằm chống lại các tên miền gây nhầm lẫn. Vui lòng báo cho chúng tôi nếu bạn thấy có sự vi phạm tên miền như vậy.
4.6 Tôi có thể dùng nhãn hiệu Wikimedia trong tên miền của tôi không?
Rất tiếc là không. Nếu bạn làm như vậy, có nguy cơ là bạn sẽ làm cho độc giả nhầm lẫn rằng họ đang tìm nội dung Wikimedia hoặc các tài liệu khác có liên quan đến Wikimedia. Các tổ chức phong trào có thể được phép sử dụng nhãn hiệu Wikimedia trong tên miền, nhưng chỉ khi nào nhận được giấy phép đặc biệt.
4.7 Tôi có thể dùng nhãn hiệu Wikimedia nếu tôi dùng một tên miền cấp cao khác không?
Bạn không được đăng ký một nhãn hiệu Wikimedia làm tên miền, bất kể tên miền cao cấp nào, kể cả tên miền cấp cao mã quốc gia. Ví dụ, bạn không được đăng ký "wikipedia.jobs" ngay cả khi dùng ".jobs", một tên miền cấp cao khác, vì "wikipedia" là một nhãn hiệu của Wikimedia.
4.8 Nhưng tôi muốn tự tạo một tên miền đặc biệt!
Nếu bạn có lý do chính đáng để tạo một tên miền, xin gửi thư điện tử đến trademarks@wikimedia.org.
4.9 "Sự kiện công cộng" có nghĩa là gì?
Một sự kiện công cộng là một sự kiện trong đó thành viên cộng đồng tham dự không chiếm đa số. Một sự kiện cũng là công cộng khi nó được thông báo công khai bằng bảng hiệu hoặc quảng cáo hoặc trong một chương trình sự kiện chung. Do đó, quy định này không áp dụng cho các cuộc gặp mặt và hội thảo dành cho cộng đồng.
4.10 Sự kiện thế nào thì cần giấy phép?
Dùng một thương hiệu cho sự kiện bao gồm đặt tên cho sự kiện hoặc sử dụng biểu trưng Wikimedia trên bảng quảng cáo, tờ rơi, bảng hiệu hoặc trang web.
4.11 Có ngoại lệ nào cho trường hợp cần giấy phép cho sự kiện không?
Nếu tên của sự kiện sử dụng nhãn hiệu chỉ để mô tả nội dung, nó có thể rơi vào trường hợp sử dụng chủ thể. Ví dụ như khi thông báo về một khóa học có tên 'Biên tập Wikipedia dành cho người mới bắt đầu' hoặc 'Sử dụng Wikimedia Commons dành cho Nhiếp ảnh gia nghiệp dư'. Tuy nhiên, luôn ghi kèm thông báo để giải thích rằng cách sử dụng của bạn là được phép từ Wikimedia Foundation và bạn không có liên hệ gì đến Foundation. Ngoài ra, các sự kiện do chi nhánh Wikimedia, tổ chức theo chủ đề, hoặc nhóm người dùng tổ chức có thể sử dụng nhãn hiệu theo thỏa thuận tương ứng với Wikimedia Foundation.
4.12 "Ấn phẩm" là gì?
Ấn phẩm bao gồm sách, các phương tiện in ấn khác, và trang web. Chúng cũng có nghĩa là các phương tiện âm thanh hình ảnh như âm nhạc, các bản thu âm khác, phim và video trực tuyến. Xem Mở rộng và tuyển biên tập viên mới để xem tài liệu giáo dục về trang Wikimedia. Xem Khoản mục 4.5 để xem cách sử dụng thương hiệu trong phim.
4.13 Tôi có thể viết một quyển sách về Wikipedia được không?
Dĩ nhiên là được, và chúng tôi sẽ rất vui muốn biết về nó! Nhưng bạn không nên để nhãn hiệu Wikimedia lên bìa sách hoặc đóng gói sản phẩm của bạn mà chưa xin phép. Đó là vì nó sẽ tạo ra ấn tượng là Wikimedia Foundation ủng hộ nó. Bạn dĩ nhiên được tự do sử dụng nhãn chữ Wikimedia không kiểu cách trong tựa đề sách nhưng nhớ là phải yêu cầu giấy phép từ chúng tôi.
4.14 Nó có áp dụng cho sổ tay, như "Hướng dẫn sử dụng Wikipedia cho người mới bắt đầu", với đối tượng là thành viên cộng đồng?
Có. Nhưng, xin gửi một yêu cầu cho chúng tôi và chúng tôi lập tức cho phép nếu phù hợp. Chúng tôi rất thích sổ tay hướng dẫn Wikipedia!
4.15 Có khác biệt gì nếu quyển sách được xuất bản bởi một nhà xuất bản giáo dục không?
Không, bạn vẫn sẽ cần giấy phép, vì nhà xuất bản giáo dục cũng là một pháp nhân thương mại.
4.16 Tôi có cần giấy phép để hiện nhãn hiệu Wikipedia trong một bộ phim mà tôi làm trong một dự án trên lớp không?
Nếu bạn định chiếu bộ phim cho công chúng, hoặc tại trường hoặc nơi làm việc, bạn cần giấy phép. Nhưng chúng tôi sẽ đảm bảo một quy trình cấp phép nhanh và thuận lợi nhất có thể.
4.17 Tôi có phải hiến một phần lợi nhuận bán hàng hóa thương mại không?
Không. Nhưng bạn phải nói cho khách hàng của bạn biết nếu bạn không hiến tặng lợi nhuận của bạn.
4.18 Tôi phải nói gì nếu tôi hiến một phần lợi nhuận của mình cho Wikimedia Foundation?
Chỉ cần nói rõ rằng một phần lợi nhuận của bạn sẽ được dùng để hiến tặng cho Wikimedia Foundation. Ví dụ, bạn có thể nói: "X% giá bán sẽ được hiến cho Wikimedia Foundation."
4.19 Tôi nên nói tỷ lệ lợi nhuận hiến tặng ở chỗ nào?
Chúng tôi khuyên bạn nên đặt thông báo ngay kế bên giá bán, nơi mà mọi người mua đều dễ dàng nhìn thấy.
4.20 Tôi có cần nhắc đến việc hiến tặng cho Wikimedia Foundation nếu tôi không hiến gì cả không?
Có. Bạn cần nói rõ rằng 0% lợi nhuận sẽ được chuyển tới Wikimedia Foundation. Nếu không, người dùng sẽ hiểu nhầm rằng bạn đang quyên tiền cho Foundation.
5. Cách sử dụng bị nghiêm cấm
5.1 Tôi có được tạo một bài viết Wikipedia giả nếu tôi chỉ định đùa vui mà thôi không?
Có những ngoại lệ có thể cho phép, nhưng danh sách này rất ngắn. Rất có thể bạn không thuộc ngoại lệ này nếu trang nhái của bạn có bất cứ hình nền thương mại nào. Xin xem khoản mục về Trào phúng. Điều quan trọng nhất là bạn phải chắc chắn là không một ai (thực sự là không một ai!) có thể nhầm lẫn trang web của bạn với bất cứ phần nào của trang Wikimedia.
5.2 Làm sao để tôi phân biệt được giữa trang nhái bị cấm và trang trào phúng?
Đây là một ví dụ về một trang nhái: Trái với các hướng dẫn của Wikipedia, bạn tạo một bài viết trên Wikipedia về chính bạn hoặc tổ chức của bạn. Vì một lý do không rõ, bài viết "của bạn" bị xóa. Điều đó khiến bạn tức giận. Bạn đăng ký tên miền "businesspedia.org" và thiết kế một trang web trông y hệt như một bài viết Wikipedia vừa bị xóa, trong đó có liên kết đến trang web của chính bạn. Bạn rất hạnh phúc vì có nhiều người dùng internet vào xem do nhầm lẫn. Quá tệ!
Ví dụ về trang trào phúng: Hãy tưởng tượng là bạn có một người bạn tốt tên là Rory và sắp tới sinh nhật của anh ấy. Bạn đăng ký tên miền "rorypedia.org" và thiết kế một trang web nhìn y như một trang tiểu sử Wikipedia hài hước về anh chàng Rory. Vì bạn không muốn một ai nhầm lẫn "Rorypedia" với Wikipedia, bạn đặt một thanh thông báo sáng rực ở đầu trang nói rằng, "Trang này là món quà dành cho Rory từ bạn bè anh ấy và không có liên quan gì đến Wikipedia. Chúc mừng sinh nhật, Rory!" Và bạn xóa trang đó đi ngay sau khi sinh nhật kết thúc. Tuyệt!
5.3 Làm sao để tôi tránh nhái trang Wikimedia khi tôi sử dụng phần mềm MediaWiki?
Tất cả các wiki dùng MediaWiki trên thực tế đều có một số yếu tố đồ họa giống nhau nếu dùng chủ đề bố cục mặc định, nhưng các trang Wikimedia vẫn có những đặc tính thị giác rất khác biệt. Ví dụ như, bạn không nên sử dụng biểu trưng có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Wikimedia hoặc tên trang nghe như một trang Wikimedia. Nhưng bạn có thể sử dụng nút "Powered by MediaWiki" vì nút đó chỉ đơn thuần nói rằng wiki đó chạy phần mềm MediaWiki bên dưới.
Hãy chắc chắn là bạn tải trực tiếp phần mềm MediaWiki nếu bạn muốn dùng nó. Xin đừng chép mù quáng mã HTML từ một trang Wikimedia! Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ vô tình nhập cả những tính năng từ trang của chúng tôi, như Điều khoản Sử dụng hoặc chi tiết "liên hệ với chúng tôi". Bị liên hệ về vấn đề tại trang web chẳng liên quan đương nhiên sẽ khiến cho lực lượng tình nguyện viên trả lời thư điện tử cảm thấy không vui.
5.4 Tôi có thể sử dụng nhãn hiệu để liên kết đến trang bản sao của một trang Wikimedia không?
Không. Nhãn hiệu Wikimedia chỉ có thể được dùng để liên kết đến một trang Wikimedia thực sự. Tức là, những trang do cộng đồng Wikimedia vận hành.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tạo ra một bản sao của một trang Wikimedia, xin xem khoản mục về trang sao y.
5.5 Có thể cho tôi một số ví dụ về sự xuyên tạc nhãn hiệu không?
Cách dùng xuyên tạc có thể dạng đại diện cho chính bạn. Nó bao gồm sử dụng một biểu trưng Wikimedia không biểu trưng của bạn, đầu đề thư, hay tên của tổ chức của bạn. Các ví dụ trực tuyến là hình đại diện mạng xã hội, biểu trưng yêu thích, và tên miền.
6 Báo cáo Việc dùng sai Thương hiệu
6.1 Các bạn đấu tranh chống lại vi phạm thương hiệu thế nào?
Mỗi năm, chúng tôi nhận được hơn 100 báo cáo về vi phạm thương hiệu từ thành viên cộng đồng. Chúng tôi cũng thuê những nhà thầu và tư vấn pháp lý bên ngoài để giúp bảo vệ hồ sơ thương hiệu của chúng tôi trên toàn cầu. Trong giới hạn nguồn lực hiện có, nhóm pháp lý của chúng tôi theo đuổi các vụ việc dùng sai nhãn hiệu của chúng tôi để đảm bảo rằng các biểu trưng Wikimedia phải gắn liền với cộng đồng Wikimedia. Sau khi đánh giá cẩn thận và nhạy cảm, chúng tôi gửi thư yêu cầu ngừng lập tức, thường sẽ giải quyết được. Với một vài trường hợp không thể giải quyết bằng các biện pháp khác, chúng tôi sẽ phải tính đến chuyện kiện tụng để bảo vệ nhãn hiệu.
6.2 Ai chịu trách nhiệm thực thi quyền thương hiệu Wikimedia?
Việc thực thi quyền thương hiệu hiện do nhóm pháp lý WMF quản lý để đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với luật thương hiệu. Nhưng chúng tôi phụ thuộc vào cộng đồng Wikimedia để giúp chúng tôi xác định các trường hợp nghi vi phạm quyền thương hiệu.
6.3 Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận được báo cáo về nghi vấn vi phạm quyền thương hiệu?
Khi chúng tôi nhận được lời than phiền rằng thương hiệu của chúng tôi đang bị lạm dụng, chúng tôi đầu tiên sẽ gửi xác nhận tới người gửi lời than phiền. Việc nghi vấn vi phạm sẽ được ghi vào hệ thống của chúng tôi. Nhóm pháp lý sau đó sẽ kiểm tra từng lời than phiền để điều tra nghi vấn vi phạm. Chúng tôi sẽ đích thân vào xem trang để đảm bảo lời than phiền là có lý. Sau đó chúng tôi áp dụng luật thương hiệu Hoa Kỳ để đánh giá xem có thực sự xảy ra “lạm dụng” và nó có phải là sự vi phạm quyền thương hiệu thực sự không. Nói chung, tiêu chuẩn “lạm dụng” theo luật Hoa Kỳ là liệu việc sử dụng thương hiệu có “tương tự một cách gây nhầm lẫn” đến việc sử dụng thương hiệu của WMF. Nói cách khác, người nghi vấn vi phạm khi sử dụng thương hiệu có làm cho người dùng nhầm lẫn và nghĩ rằng trang của họ được tài trợ hoặc sở hữu bởi WMF không? Chúng tôi luôn liên hệ với người bị nghi vi phạm trước để xem nếu họ có tự nguyện dừng sử dụng thương hiệu hoặc làm việc với chúng tôi để khiến cho cách sử dụng của họ bớt bị hiểu nhầm hơn. Nếu chúng tôi không thể thỏa thuận được một cách không chính thức, và họ từ chối tuân theo thư yêu cầu chấm dứt, chúng tôi quyết định xem có tiến tới hành động pháp lý để dừng việc vi phạm hay không.
6.4 Tôi có thể gửi thư yêu cầu chấm dứt thay mặt cho Wikimedia Foundation khi tôi phát hiện lạm dụng không?
Xin đừng làm vậy. Chúng tôi thực sự cảm kích sự giúp đỡ của bạn để thực thi quyền thương hiệu, nhưng xin cứ báo cáo việc lạm dụng choc húng tôi để chúng tôi có thể xác định xem hành động nào là thích đáng.
7 Sửa đổi quy định về thương hiệu
7.1 Tại sao bạn có thể thay đổi mục Câu hỏi thường gặp mà không cần báo trước?
Câu hỏi thường gặp không phải là một phần quy định về thương hiệu. Chúng tôi viết ra chúng để giúp bạn hiểu được quy định. Chúng tôi muốn thêm các câu hỏi mới từ cộng đồng trong tương lai và để làm rõ câu trả lời nào mà người dùng cảm thấy khó hiểu. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn được cập nhật Câu hỏi thường gặp một cách dễ dàng.
7.2 Vậy nếu tôi không đồng ý với sự thay đổi của quy định thì sao?
Chúng tôi khuyến khích bạn chia sẻ lời nhận xét và quan ngại với chúng tôi trong quá trình lấy ý kiến cộng đồng sau khi thông báo thay đổi. Chúng tôi sẽ xem xét từng nhận xét một cách cẩn thận và đảm bảo bất kỳ thay đổi nào đến quy định của chúng tôi luôn thống nhất với sứ mệnh của chúng tôi.
8 Các câu hỏi khác
8.1 "Cấp phép trần trụi" là gì?
Thất bại trong việc kiểm soát chất lượng cấp phép thương hiệu được gọi là "cấp phép trần trụi", và đôi lúc có thể dẫn đến hậu quả mất quyền thương hiệu.
8.2 Hướng dẫn Nhận dạng Thị giác là gì?
Chúng là một tập hướng dẫn bạn nên làm theo khi dùng bất kỳ nhãn hiệu Wikimedia nào. Hướng dẫn này đảm bảo rằng nhãn hiệu sẽ luôn nhìn đẹp nhất và không bị méo mó.
8.3 Hướng dẫn Nhận dạng Thị giác có liên quan gì đến quy định thương hiệu?
Hướng dẫn Nhận dạng Thị giác là một tài liệu độc lập với quy định về thương hiệu và có thể được thay đổi mà không báo trước. Những hướng dẫn này giúp đảm bảo các nhãn hiệu Wikimedia luôn được sử dụng một cách nhấn quán với cùng mức độ chất lượng. Việc sử dụng nhất quán là cực kỳ quan trọng để chúng tôi có thể duy trì việc bảo vệ nhãn hiệu Wikimedia. Nó giúp tránh sự nhầm lẫn của người dùng nhìn nhầm nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu Wikimedia. Nếu nhãn hiệu Wikimedia được hiển thị nhất quán, người dùng có thể chắc chắn là họ đang xem nội dung thật sự của Wikimedia thay vì một trang giả mạo.
8.4 Nếu tôi có câu hỏi khác thì sao?
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác mà chưa được trả lời ở đây, xin đăng chúng vào trang thảo luận. Chúng tôi sẽ cố gắng dần dần mở rộng và cải thiện Câu hỏi thường gặp.